Ngành trí tuệ nhân tạo: Học gì, ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được coi là một trong những lĩnh vực hàng đầu, tiên phong trong cuộc cách mạng công nghệ tại Việt Nam. Vậy ngành trí tuệ nhân tạo học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi này.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay còn được gọi là AI, là trí thông minh của máy móc cho phép nó bắt chước khả năng của con người. Trí tuệ nhân tạo sử dụng nhiều công nghệ, trang bị cho máy móc khả năng cảm nhận, lĩnh hội, lập kế hoạch, hành động và học hỏi với mức độ thông minh giống con người. Về cơ bản, các hệ thống AI nhận biết môi trường, nhận dạng đối tượng, góp phần đưa ra các quyết định, giải quyết vấn đề phức tạp. Những khả năng này được kết hợp để hoàn thành những nhiệm vụ được lập trình sẵn như lá xe hoặc nhận dạng khuôn mặt. AI trải dài trên các lĩnh vực bằng các nhóm công nghệ như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và các công nghệ khác. Những công nghệ tiên tiến này cho phép các hệ thống máy tính hiểu ngôn ngữ của con người, học hỏi từ các ví dụ và đưa ra dự đoán.

Ngành trí tuệ nhân tạo học gì?

Nền tảng kiến thức về công nghệ máy tính và toán học là cốt lõi của hầu hết các chương trình trí tuệ nhân tạo. Sinh viên có thể lựa chọn các chương trình đại học cấp bằng kỹ sư trí tuệ nhân tạo hoặc theo đuổi những ngành học liên quan như khoa học máy tính, thiết kế đồ họa,… Hầu hết các khóa học về trí tuệ nhân tạo sẽ phải bắt buộc học những kiến thức về các thuật toán, xác suất thống kê, đại số, ngôn ngữ lập trình và các kỹ thuật liên quan như kỹ thuật phần mềm, robot, mạng thần kinh nhân tạo. Sau khi được cung cấp đầy đủ kiến thức, cần phải tham gia vào thực hiện xây dựng, vận hành và phát triển những chương trình hay mô hình trí tuệ nhân tạo. Điều này sẽ giúp cho việc củng cố kiến thức cũng như bổ sung kinh nghiệm để có thể tự tin làm việc sau này. Bên cạnh việc phải trang bị cho mình những kiến thức, để bước vào thị trường lao động ngành trí tuệ nhân tạo, nhân sự cần bổ sung cho mình một số kỹ năng khác như tư duy phản biện hay kỹ năng giao tiếp.

Học ngành trí tuệ nhân tạo ở đâu?

Tùy theo nhu cầu và mong muốn của người học, các bạn có thể lựa chọn theo học trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học hoặc là tham gia vào các khóa học của doanh nghiệp, tổ chức về AI. Đối với việc học trí tuệ nhân tạo tại trường đại học, sinh viên sẽ có một lộ trình học cụ thể, xuyên suốt kéo dài trong vòng 4-5 năm. Bên cạnh đó, sinh viên được đào tạo về cả các kiến thức xã hội và thậm chí là có cả kinh tế. Còn đối với việc tham gia vào các khóa học, chỉ cần tham gia trong thời gian ngắn hơn từ 6 -24 tháng là có thể tham gia thị trường làm việc. Các khóa học này cũng cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ sư trí tuệ nhân tạo nhưng học viên sẽ phải tự học nhiều hơn, đây cũng là một điểm tốt để học viên có thể chủ động nâng cao kiến thức của mình. Các khóa học về AI tiêu biểu như tại IT Academy, tplus Academy hay là khóa học đào tạo trí tuệ nhân tạo của Hekate Academy. Tại Hekate Academy, học viên được tham gia học tập trực tiếp cùng tiến sĩ khoa học máy tính, các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Không chỉ được đào tạo về lý thuyết suông, ở đây học viên sẽ có cơ hội tham gia các dự án thực tế, nâng cao kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc. 

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi được đào tạo đầy đủ về trí tuệ nhân tạo, nhân sự ngành này sẽ làm việc tại các vị trí như lập trình viên AI, kỹ sư học máy, kỹ sư siêu dữ liệu, kỹ sư hệ thống tự động hóa,…

  • Lập trình viên AI

Lập trình viên AI là người viết ra các chương trình mô phỏng trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có thể tự động hóa hành vi thông minh như con người. Công việc mà các lập trình viên AI phụ trách bao gồm: thu thập và xử lý dữ liệu hình ảnh, thiết lập mô hình thuật toán và kiểm tra, xây dựng dữ liệu hạ tầng và huấn luyện mô hình trên dữ liệu, tìm kiếm các xu hướng công nghệ AI mới nhất và ứng dụng,… Họ dựa vào những kiến thức và kỹ năng được trang bị để tạo ra các phương tiện, máy móc giúp cho hoạt động vận hành, phát triển và quản lý được hiệu quả.

  • Kỹ sư học máy

Các kỹ sư học máy cần có khả năng áp dụng mô hình dự đoán và tận dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên khi làm việc với các bộ dữ liệu khổng lồ. Để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, kỹ sư học máy cần trang bị cho mình nền tảng toán học vững chắc, khả năng lập trình máy tính thông thạo và am hiểu sâu sắc về các phương pháp phát triển agile.

  • Kỹ sư siêu dữ liệu

Các kỹ sư dữ liệu lớn thường được giao phó nhiệm vụ thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng một môi trường dữ liệu lớn trên hệ thống Hadoop và Spark. Cần có kinh nghiệm lập trình bằng các ngôn ngữ như Java, C++ hay Python. Bên cạnh đó, cũng cần có thông tin chuyên sâu và kinh nghiệm khai thác, trực quan hóa và di chuyển dữ liệu.

  • Kỹ sư hệ thống tự động hóa

Nhiều ứng dụng tiêu dùng phổ biến nhất hiện nay của AI xoay quanh việc chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên. Từ chatbot đến trợ lý ảo trên thiết bị di động, công cụ AI đã được sử dụng để tái tạo giọng nói của con người ở nhiều định dạng khác nhau. Với những vai trò này, các kỹ sư hệ thống tự động hóa sẽ sử dụng sự hiểu biết chuyên sâu của mình về cả ngôn ngữ và công nghệ để phát triển các hệ thống mà qua đó máy tính có thể giao tiếp thành công với con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *