Từ A-Z về ngành trí tuệ nhân tạo.

Trong thời kì chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI là ngành có vai trò vô cùng to lớn. Đây là lý do mà AI đang được nhà nước đẩy mạnh đầu tư và khuyến khích học sinh, sinh viên theo học. Vì vậy, đây vừa được coi là cơ hội, vừa được coi là thách thức cho những bạn trẻ có đam mê với những ngành công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ những vấn đề, thắc mắc về ngành trí tuệ nhân tạo.

Ngành trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ máy tính. AI hoạt động dựa trên cơ chế mô phòng suy nghĩ, nhận thức của con người và sau đó đưa vào bộ não của thiết bị, hệ thống. Từ đó hệ thống sẽ có được trí thông minh tương tự như con người, biết dựa vào tình huống mà đưa ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau. Ngày nay, AI đóng vai trò vô hình trong cuộc sống hằng ngày chẳng hạn như cung cấp các công cụ tìm kiếm, đề xuất sản phẩm hay là hệ thống nhận dạng giọng nói. Theo góc nhìn phân tích từ những chuyên gia, trong vòng 5 năm tới đây, trí tuệ nhân tạo sẽ được hoàn thiện về mọi mặt thậm chí có thể thay thế một số công việc đặc thù của con người. 

Phân loại trí tuệ nhân tạo

Có ba cách để phân loại AI, dựa trên khả năng của chúng, thay vì các loại trí tuệ nhân tạo, đây là những giai đoạn mà AI có thể phát triển. 

  • AI thu hẹp: đôi khi còn được gọi là “AI yếu”, loại AI này hoạt động trong một bối cảnh hạn chế và là mô phỏng trí thông minh của con người. AI hẹp thường tập trung vào việc thực hiện cực kỳ tốt một nhiệm vụ chuyên môn duy nhất. Mặc dù những cỗ máy này có vẻ thông minh nhưng chúng chỉ hoạt động dưới nhiều ràng buộc và hạn chế hơn trí thông minh cơ bản của con người.
  • Trí tuệ tổng quát nhân tạo (AGI): còn được gọi là “AI mạnh”, là loại AI mà chúng ta thường thấy trong phim, ví dụ như người máy từ Westworld hay là nhân vật từ Star Trek. AGI là một cỗ máy có trí thông minh chung và giống như con người, nó có thể áp dụng trí thông minh đó để giải quyết mọi vấn đề.
  • Siêu trí tuệ: Đây có thể sẽ là đỉnh cao của sự tiến hóa của AI. AI siêu thông minh sẽ không chỉ có thể tái tạo cảm xúc và trí thông minh phức tạp của con người, mà còn vượt qua nó về mọi mặt. Điều này có thể có nghĩa là AI tự mình đưa ra phán đoán và quyết định, hoặc thậm chí là hình thành hệ tư tưởng của riêng mình.

Triển vọng nghề nghiệp

Tuy ngành trí tuệ nhân tạo không phải quá mới mẻ tại thị trường Việt Nam tuy nhiên sự thiếu hụt nhân sự ở ngành này là rất lớn. Do ứng dụng của AI ngày càng rộng rãi, các chuyên gia trong lĩnh vực AI với kỹ năng phù hợp có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vì thế cơ hội việc làm dồi dào của lực lượng lao động AI dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, dù chưa đạt mức lương cao như ở nhóm các quốc gia phát triển nhưng kỹ sư có chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ mới như AI đang nhận mức lương cao nhất và thậm chí cao hơn các nhóm chuyên môn khác. Các công ty AI của Việt Nam cũng dành nhiều chính sách ưu đãi để chiêu mộ tài năng AI. Thêm vào đó, các doanh nghiệp công nghệ trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam để tìm kiếm những kỹ sư AI với lời mời gọi hấp dẫn. 

Nguồn cung chuyên gia AI của Việt Nam hiện nay chủ yếu là tu nghiệp tại nước ngoài, từ một số trường đại học danh tiếng về công nghệ, trong khi đó, khoảng cách kỹ năng toàn cầu trong lĩnh vực AI còn khá lớn. Để bắt kịp nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao, các trường đại học tại Việt Nam đã bắt đầu mở thêm các chuyên ngành đào tạo AI. 

Điểm đáng mừng là phát triển nguồn lực AI nói chung và nhân lực AI nói riêng còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ. Trong ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, AI là một trong bảy ngành trọng tâm được chú trọng phát triển. Cụ thể chiến lược đặt ra định hướng mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành phục vụ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Học ngành trí tuệ nhân tạo ở đâu?

Hiện nay, các trường đại học hàng đầu về công nghệ như Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm Kỹ Thuật, Đại học FPT,… đã có đào tạo ngành trí tuệ nhân tạo. Tại đây các bạn sinh viên sẽ được trao dồi kiến thức về công nghệ và xã hội, có nền tảng vững chắc để tham gia thị trường lao động. Trong khi đó, đối với những người đã đi làm hoặc không muốn học đại học thì có thể tự học các khóa học hoặc tham gia vào các khóa đào tạo AI từ các tổ chức hoặc doanh nghiệp, chẳng hạn như Hekate Academy – học viện đào tạo trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng. Tham gia vào khóa học tại Hekate Academy, học viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức đến kinh nghiệm làm việc bởi các chuyên gia về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Khóa học chỉ kéo dài trong vòng 6 tháng nhưng vẫn đảm bảo lượng kiến thức để học viên có thể làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *